Gia Lai Là Một Trong Những Vùng Trồng Cà Phê Lớn Nhất Việt Nam
Cây cà phê được những người chăn dê ở Kafffa thuộc Ethiopia ngày ngay phát hiện vào năm 1671, họ tình cờ phát hiện ra đàn dê của mình có thể chạy không mệt mỏi đến tận đêm khuya sau khi ăn một loại cây có hoa màu trắng và quả màu đỏ. Họ đã thử ép nước từ loại quả đó ra và sau khi uống đã có thể tỉnh táo rất lâu. Kể từ đó cây cà phê đã được biết đến. Sau thể kỷ thứ 9, hạt cà phê được những người buôn nô lệ mang đến Ả Rập, nơi mà người ta đã phát hiện ra có thể rang hạt cà phê và sử dụng chúng làm đồ uống. Ả Rập cũng chính là nơi trồng cà phê độc quyền vào thời điểm này, họ giao dịch cà phê với những thương lái khác tại thành phố cảng Mocha – tức thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay.
Từ những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, người Pháp đã đem cà phê Robusta (cà phê vối) trồng khắp các đồn điền trên vùng đất Gia Lai. Mặc dù được trồng sau cà phê Arabica (cà phê chè), Liberica (cà phê mít) nhưng cà phê Robusta với sự thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu cao nguyên Gia Lai nên nhanh chóng tăng về quy mô diện tích, cho năng suất vượt trội, đứng nhất nhì ở khu vực Tây Nguyên, hàng năm đóng góp sản lượng đáng kể cho hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Năm 2017, Gia Lai đã có 93.000ha cà phê tập trung tại các huyện Đăk Đoa, Chư Pứh, Chư Sê, Chư Prong và IaGrai. Sản lượng thu hoạch mỗi năm đạt hơn 212.000 tấn.